GANAFADS

ADsAna-TN Ana: Face:

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Phẫu thuật ung thư gan một trong các phương pháp để điều trị bệnh K gan

 Dựa vào vị trí khởi phát của khối u, ung thư gan được chia làm hai loại chính:

Ung thư gan nguyên phát

Các tế bào trong gan phân chia và phát triển một cách mất kiểm soát tạo nên khối u nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát được chia nhỏ thành nhiều loại, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là loại thường gặp nhất.

Ngoài ra còn có một số loại ung thư gan nguyên phát hiếm gặp là sarcoma mạch máu và u máu ác tính. Hai bệnh hiếm gặp này bắt nguồn từ các tế bào lót tồn tại ở các mạch máu của gan và có khả năng phát triển rất nhanh chóng.

Ung thư gan thứ phát

Đây là loại chiếm phần lớn trong các trường hợp mắc ung thư gan. Khối u ác tính của loại này phát thường do quá trình di căn của tế bào ung thư từ một cơ quan khác trên cơ thể tới gan. Do đó nó được gọi là ung thư gan thư gan thứ phát.

Các vị trí ung thư có thể di căn tới gan bao gồm ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng,…

Các đối tượng cần thực hiện phẫu thuật ung thư gan

Phẫu thuật ung thư gan thường được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân ung thư gan thứ phát và ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Đó là các trường hợp như:

Ung thư đại tràng, trực tràng di căn gan

Ung thư bướu thần kinh nội tiết di căn gan

Ung thư thận di căn gan

Ung thư hắc tố di căn gan

Để đưa ra quyết định có phẫu thuật gan hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xét xét nghiệm và xác định các đặc điểm sau:

Mức độ tổn thương của gan

Kích thước và vị trí chính xác của các khối u trong gan

Có tồn tại khối u nào bên ngoài gan không

Người bệnh có bị ung thư đường ruột không

Người bệnh có bệnh lý nền ở gan như viêm gan mạn tính hay xơ gan không

Người bệnh có bị rối loạn chức năng gan hay không

Khả năng đáp ứng phẫu thuật của người bệnh

Cân nhắc các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Kết quả chẩn đoán và xét nghiệm ung thư sẽ quyết định bệnh nhân có thể phẫu thuật hay không


Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan thường thấy

Trên thực tế, phẫu thuật ung thư gan chỉ được chỉ định nếu khối u gan tồn tại đơn độc. Trường hợp có nhiều khối u thì chỉ phẫu thuật khi những khối u này tập trung ở một vị trí, chưa xâm lấn các mạch máu lớn và chưa di căn xa đến các bộ phận khác.

Theo đó, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư gan khi được chẩn đoán bệnh có thể thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan thường được sử dụng là ghép gan và cắt bỏ một phần gan.

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện ung thư gan trong giai đoạn sớm. Có 3 loại phẫu thuật điều trị ung thư gan là:

Phẫu thuật cắt gan

Nếu bệnh nhân không có tiền sử xơ gan, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt gan vì đây là phương pháp điều trị có tỷ lệ tử vong khá thấp và thời gian sống dài sau mổ đạt 50 – 60%. Với những bệnh nhân có tiền sử xơ gan, bác sĩ sẽ phải xác định tới những yếu tố bệnh để giảm thiểu nguy cơ suy giảm chức năng gan trước khi quyết định có nên phẫu thuật cắt gan hay không. Thông thường, cắt thùy phải của gan có nguy cơ suy chức năng gan cao hơn so với cắt thùy trái.

Có 2 phương pháp cắt gan: là cắt gan không có kế hoạch (không tính toán đến giải phẫu của gan) và cắt gan có kế hoạch. Trong đó, cắt gan có kế hoạch được chia thành các loại sau:

Phương pháp Lortat – Jacob: tách các mạch máu cuống gan và trên gan rồi cắt gan. Nhược điểm của phương pháp này là thực hiện khó khăn, mất thời gian và gây mất nhiều máu.

Phương pháp Tôn Thất Tùng: cắt gan bằng cầm máu và thắt đường mật trong nhu mô gan sau khi bóp nhu mô gan bằng tay. Trong khi cắt, cuống gan được cầm máu tạm thời.

Phương pháp Bismuth: kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên, đó là phẫu tách các thành phần của cuống Glisson ngoài gan như kỹ thuật Lortat – Jacob nhưng không thắt trước mà chỉ cặp lại để kiểm soát tình trạng chảy máu. Sau đó, bác sĩ cắt nhu mô gan và kiểm soát cuống Glisson, tĩnh mạch gan trong nhu mô gan như kỹ thuật Tôn Thất Tùng.

Trong phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư gan có thể sử dụng dao siêu âm. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như giảm mất máu trong phẫu thuật, ít tổn thương các tổ chức lành hơn so với phương pháp bóp nhu mô gan bằng tay, có thể loại bỏ các khối u xâm lấn vào phúc mạc bằng cách phá vỡ và hút ra ngoài, bảo tồn tối đa phần gan lành, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp cắt gan nội soi cũng được áp dụng trong trường hợp khối u gan thuận lợi cho thực hiện phẫu thuật nội soi.

Thắt động mạch gan

Là phương pháp điều trị tạm thời, được chỉ định cho các trường hợp không còn khả năng cắt gan. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ thắt riêng động mạch gan hoặc thắt toàn bộ các mạch máu tới gan để giảm lượng máu động mạch nuôi dưỡng tổ chức ung thư gan. Phương pháp điều trị này sẽ gây hoại tử ở trung tâm khối u, giúp giảm đau và làm khối u thu nhỏ lại. Tỷ lệ sống trên 6 tháng ở bệnh nhân ung thư gan sau thắt động mạch gan là khoảng 28%.

Ghép gan

Ghép gan là phương pháp sử dụng gan được hiến của người khỏe cho bệnh nhân ung thư gan. Đây là lựa chọn tốt nhất trong điều trị ung thư gan nguyên phát và có xơ gan mất bù. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan có khối u kích thước dưới 5cm và không có quá 3 khối u kích thước trên 3cm, khối u chưa xâm lấn mạch máu. Thời gian sống thêm của bệnh nhân ghép gan là trên 4 năm và tỷ lệ sống thêm mà không tái phát ung thư đạt tới 85 – 92%. Tuy nhiên, ghép gan là một đại phẫu tồn tại nhiều rủi ro.

Một số tác dụng phụ và rủi ro khi phẫu thuật ung thư gan

Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan dù thực hiện thành công nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro nhất định. Bởi máu trong cơ thể thường xuyên đi qua gan nên phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc ghép gan có thể kèm theo xuất huyết.

Những rủi ro có thể gặp khi cắt bỏ một phần gan:

Viêm phổi

Nhiễm trùng

Biến chứng do gây mê khi làm phẫu thuật

Những rủi ro có thể gặp khi cấy ghép gan:

Tác dụng phụ của các loại thuốc ngăn hệ miễn dịch đào thải gan mới: nhiễm trùng nặng, tăng tỉ lệ cholesterol trong cơ thể, thận và xương suy yếu, nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp,…

Sốt cao, đau đầu, đau bụng, vàng da do cơ thể từ chối gan mới để tự bảo vệ. Để xử lý vấn đề này, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện sớm các phản ứng đào thải. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành học sinh thiết để có biện pháp xử lý sâu hơn.

Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng, tất cả những rủi ro này đều được bác sĩ dự trù và giải thích kĩ càng trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, người bệnh cũng nên chủ động hỏi bác sĩ điều trị để được giải đáp kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Chiến thắng bệnh ung thư gan với các trường hợp cụ thể trả lời ung thư gan có chữa khỏi không

Lương Ý, 27 tuổi là y tá của một bệnh viện tại Đài Loan. Năm 2020, cô không may bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Theo khảo ...